Kỳ 9: Giãn tĩnh mạch chân – Bệnh có thể gây tử vong

Suy giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, số người mắc bệnh ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Những người làm việc thường phải ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như  công nhân, nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, v.v… rất dễ bị bệnh này. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh lại không biết, vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của viêm khớp, đau khớp chân… 

Đến với chuyên mục Sống khỏe cùng Bệnh viện Xuyên Á hôm nay, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Quốc Huy, khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Xuyên Á sẽ tư vấn cho chúng ta về các đặc điểm và cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.

1. Thưa bác sĩ, giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bác sĩ có thể cho biết đây là căn bệnh thế nào?

Tĩnh mạch là những mạch máu có chức năng đưa máu từ các nơi khắp trên cơ thể trở về tim.

Ở chân cũng có những tĩnh mạch này, những tĩnh mạch nằm dưới da là tĩnh mạch nông, những tĩnh mạch nằm sâu bên trong là tĩnh mạch sâu, phải dùng siêu âm mạch máu để kiểm tra các tĩnh mạch sâu này.  Những tĩnh mạch này trong lòng có van một chiều  nên dòng máu chỉ có thể chảy một chiều từ chân trở về tim. Khi tĩnh mạch bị giãn ra thì gây máu ứ trong lòng tĩnh mạch, làm giãn các van này ra, khiến van không đóng kín được. Do đó càng làm cho máu ứ trệ nhiều hơn, thậm chí là chảy ngược lại.

2. Với tình trạng máu ứ trệ như vậy thì người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề gì và nguy hiểm ra sao thưa bác sĩ?

Bệnh nhân  giãn tĩnh mạch chân sẽ cảm giác  nặng chân, chuột rút, phù chân, đau chân.. tình trạng này rất khó chịu, gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu các tĩnh mạch nông giãn thì sẽ thấy được tĩnh mạch nổi gồ dưới da, hay bà con mình thường gọi là “gân xanh” dưới da, gây mất thẩm mỹ.

Ở giai đoạn muộn bệnh có  thể gây loét chân, nguy hiểm hơn là sự hình thành cục máu đông hay còn gọi là huyết khối trong tĩnh mạch. Nếu cục huyết khối này chạy về tim, và tim bơm lên phổi sẽ có tình trạng thuyên tắc phổi. Theo thống kê thì có khoảng 70% trường hợp thuyên tắc phổi do huyết khối được xác định sau khi đã tử vong.

Vì vậy, việc phòng  ngừa và điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới là rất quan trọng.

3. Thưa bác sĩ, có những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch chân?

Những nguyên nhân dẫn đến hình thành giãn tĩnh mạch chân là : Đứng lâu, ngồi lâu, ngồi bắt chéo chân, mặc quần bó hoặc quá chật.

Khi mình đứng lâu, ngồi lâu, ngồi bắt chéo chân thì máu không lưu thông được, máu ứ trong tĩnh mạch và làm cho tĩnh mạch căng phồng ra. Cứ như thế ngày nọ qua ngày kia thì tĩnh mạch cứ giãn dần ra, làm cho van tĩnh mạch không còn đóng kín được, hình thành tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

4. Bệnh giãn tĩnh mạch chân này được điều trị thế nào thưa bác sĩ?

Về điều trị bệnh thì tùy theo mức độ của bệnh. Mức độ nhẹ thì uống thuốc trợ tĩnh mạch, mang vớ Y khoa. Nặng hơn thì chích xơ tĩnh mạch, đốt sóng cao tần, đốt lazer hoặc mổ lấy tĩnh mạch dãn. Với những trường hợp bị loét chân cần phải điều trị chăm sóc vết thương tích cực.

Đặc biệt, hiện nay BVXA đã triển khai phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng laser nội mạch.

5. Bác sĩ có lời khuyên thế nào trong việc phòng ngừa – điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân?

Tóm lại không nên để phát bệnh rồi mới chữa mà nên chủ động phòng ngừa bệnh. Cần tránh đứng lâu, ngồi lâu, ngồi bắt chéo chân, mặc quần chật hoặc bó sát người.

Nếu công việc phải đứng lâu nên tập thói quen di chuyển chân xoay vòng, không đứng trụ một chân kéo dài. Có thể nhón chân lên xuống để kích thích máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi ngủ có thể kê chân cao hơn lồng ngực cỡ 20-30cm, lưu ý là phải kê cho chân êm toàn bộ từ vùng mông đến gót chân, tránh việc chỉ kê gót chân không dẫn đến việc bị đau chân.

Việc điều trị bệnh mất nhiều thời gian, có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, nên đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn. Và đặc biệt là phải bỏ những thói quen không tốt như đã nêu trên, tránh làm nặng thêm bệnh.

6. Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay.

Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á (BVXA) tọa lạc trên quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM –  gần cầu An Hạ, đối diện khu công nghiệp Tân Phú Trung. Là bệnh viện tư nhân hiện đại hàng đầu khu vực với quy mô 750 giường, cam kết cung cấp dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chất lượng cao đến cho mọi tầng lớp người dân.

Đặc biệt, BVXA tiếp nhận mọi đối tượng Bảo Hiểm Y Tế – kể cả Bảo Hiểm Y Tế trái tuyến, vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Chủ Nhật. Bạn cũng có thể đến BVXA để đăng ký, gia hạn và chuyển đổi BHYT.

Các dịch vụ kỹ thuật cao đã triển khai rất thành công tại bệnh viện Xuyên Á:

  • Phẫu thuật sọ não, cột sống
  • Phẫu thuật nội soi bụng
  • Phẫu thuật sàn chậu
  • Phẫu thuật trĩ Longo (lông-gô)
  • Phẫu thuật nội soi khớp
  • Phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối
  • Phẫu thuật nội soi tán sỏi thận
  • Phẫu thuật tạo hình
  • Tán sỏi ngoài cơ thể (không cần mổ)
  • Nội soi tiêu hóa có can thiệp
  • Nội soi mật tụy (ERCP) có can thiệp
  • Nội soi không đau
  • Chạy thận nhân tạo
  • Phẫu thuật nội soi tai – mũi – họng
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể Phaco (pha-cô)…

Đặc biệt, bệnh viện Xuyên Á đã triển khai:

  • Kỹ thuật đẻ không đau.
  • Phòng khám bệnh lý nam khoa.
  • Phòng khám ung bướu.
  • Phòng khám viêm gan.
  • Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch.

Tổng đài tư vấn: (08) 379 66 115 – Hotline: 0123 9999 910.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Call Now Button